Quy định mới nhất về diện tích tách thửa trên địa bàn Hà Nội 2022

02/06/2022

Hiện nay việc tách thửa tại Hà Nội được thực hiện theo quy định tại Quyết định 20/2017/QĐ-UBND, theo đó, việc tách thửa các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội được thực hiện như sau:

Diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn Hà Nội là bao nhiêu m2 ? và kích thước các cạnh của đất tối thiểu là bao nhiêu? chiều rộng ngõ đi chung hình thành sau khi tách tối thiểu là bao nhiêu?

Khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quyết định 20/2017/QĐ-UBND quy định về diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa đất ở của các thửa đất trong phạm vi thành phố Hà Nội như sau:

Khu vực thửa đất ở tại Hà Nội có yêu cầu tách thửa

Diện tích tối thiểu của thửa đất ở sau khi tách (thửa đất ở mới hình thành, thửa đất ở còn lại) tại Hà Nội

Chiều rộng mặt tiền tối thiểu của các thửa đất ở sau khi tách tại Hà Nội

Chiều sâu tối thiểu của thửa đất ở sau khi tách tại Hà Nội

Các phường, thị trấn của Hà Nội

30 m2

3 m

3 m

Các xã giáp ranh các quận và thị trấn tại Hà Nội

30 m2

3 m

3 m

Các xã vùng đồng bằng tại Hà Nội

40 m2

3 m

3 m

Các xã vùng trung du tại Hà Nội

60 m2

3 m

3 m

Các xã vùng miền núi tại Hà Nội

75 m2

3 m

3 m

Trong đó, phụ lục phân loại các xã theo quy định tại Quyết định 20/2017/QĐ-UBND như sau:

1. Huyện Gia Lâm

– Các xã giáp ranh các quận: Cổ Bi, Đông Dư;

– Các xã vùng đồng bằng: các xã còn lại.

2. Huyện Thanh Trì

– Các xã giáp ranh các quận: các xã Tân Triều, Thanh Liệt, Tứ Hiệp, Tam Hiệp, Hữu Hòa, Yên Mỹ, Tả Thanh Oai;

– Các xã vùng đồng bằng: các xã còn lại.

3. Huyện Hoài Đức

– Các xã giáp ranh các quận: Đông La, La Phù, An Khánh, Kim Chung, Vân Canh, Di Trạch.

– Các xã vùng đồng bằng: các xã còn lại.

4. Huyện Thanh Oai

– Các xã giáp ranh các quận: Cao Viên, Bích Hòa, Cự Khê;

– Các xã vùng đồng bằng: các xã còn lại.

5. Huyện Chương Mỹ

– Các xã giáp ranh các quận: Phụng Châu, Thụy Hương;

– Các xã vùng đồng bằng: các xã còn lại.

6. Huyện Ba Vì

– Các xã vùng miền núi: Ba Trại, Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang, Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài;

– Các xã vùng trung du: Cẩm Lĩnh, Phú Sơn, Sơn Đà, Thuần Mỹ, Thụy An, Tiên Phong, Tòng Bạt, Vật Lại;

– Các xã vùng đồng bằng: các xã còn lại.

7. Huyện Mỹ Đức

– Các xã vùng miền núi: An Phú;

– Các xã vùng đồng bằng: các xã còn lại.

8. Huyện Quốc Oai

– Các xã vùng miền núi: Phú Mãn, Đông Xuân;

– Các xã vùng trung du: Đông Yên, Hòa Thạch, Phú Cát;

– Các xã vùng đồng bằng: các xã còn lại.

9. Huyện Sóc Sơn

– Các xã vùng trung du: Nam Sơn, Bắc Sơn, Minh Trí, Minh Phú, Hồng Kỳ;

– Các xã vùng đồng bằng: các xã còn lại.

10. Thị xã Sơn Tây

Các xã vùng trung du: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông, Kim Sơn.

11. Huyện Thạch Thất

– Các xã vùng miền núi: Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân;

– Các xã vùng trung du: Cần Kiệm, Bình Yên, Tân Xã, Hạ Bằng, Đồng Trúc, Thạch Hòa, Lại Thượng, Cẩm Yên;

– Các xã vùng đồng bằng: các xã còn lại.

12. Huyện Đan Phượng:

– Các xã giáp ranh các quận: Tân Lập, Liên Trung, Tân Hội.

– Các xã vùng đồng bằng: các xã còn lại.

13. Huyện Đông Anh: tất cả các xã thuộc vùng đồng bằng.

14. Huyện Mê Linh: tất cả các xã thuộc vùng đồng bằng.

15. Huyện Phú Xuyên: tất cả các xã thuộc vùng đồng bằng.

16. Huyện Phúc Thọ: tất cả các xã thuộc vùng đồng bằng.

17. Huyện Thường Tín: tất cả các xã thuộc vùng đồng bằng.

18. Huyện Ứng Hòa: tất cả các xã thuộc vùng đồng bằng.

Một số lưu ý khi tách thửa đất ở tại Hà Nội:

– Nếu việc tách thửa đất ở mà hình thành ngõ đi sử dụng riêng thì chủ sử dụng đất phải đảm bảo diện tích, kích thước tối thiểu của mỗi thửa đất ở sau khi tách như chúng tôi đã trình bày ở trên, đồng thời, ngõ đi có mặt cắt ngang từ 2m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các xã và từ 1m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các phường, thị trấn và các xã giáp ranh;

 Người sử dụng đất tại Hà Nội không được phép tách thửa đất ở khi thuộc một trong những trường hợp sau đây (khoản 3 Điều 5 Quyết định 20/2017/QĐ-UBND):

+ Thửa đất ở yêu cầu tách tại Hà Nội nằm trong các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch để xây dựng nhà ở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Thửa đất ở yêu cầu tách tại Hà Nội gắn liền với diện tích nhà đang thuê của Nhà nước, mà người đang thuê chưa hoàn thành thủ tục mua nhà, cấp Giấy chứng nhận theo quy định pháp luật về nhà ở, pháp luật đất đai;

+ Thửa đất ở yêu cầu tách tại Hà Nội gắn liền với nhà biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước đã bán hoặc đã tư nhân hóa nhưng thuộc danh mục nhà biệt thự bảo tồn, tôn tạo theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn Thành phố do Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt theo quy định;

+ Thửa đất ở yêu cầu tách tại Hà Nội thuộc khu vực đã có thông báo thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đất đai 2013;

+ Thửa đất ở yêu cầu tách tại Hà Nội là thửa đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận.

Diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp tại Hà Nội là bao nhiêu?

Quyết định 20/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội là văn bản đang có hiệu lực thi hành quy định về việc tách thửa các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo Quyết định này, thành phố Hà Nội không quy định việc tách thửa đất nông nghiệp mà chỉ quy định về điều kiện để được tách thửa đối với đất có mục đích sử dụng là để ở (đất ở tại nông thôn hoặc đất ở tại đô thị). Vì thế cho nên, có thể phát sinh hai trường hợp sau đây trên thực tế:

Trường hợp 1: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vẫn có thể tiếp nhận hồ sơ yêu cầu tách thửa đất nông nghiệp và cho phép người sử dụng đất được thực hiện tách thửa đất nông nghiệp

Căn cứ để có thể được tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục tách thửa đất nông nghiệp là việc tách thửa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng tại địa phương. Đồng thời, từng trường hợp tách thửa đất nông nghiệp thường phải có ý kiến chuyên môn cho phép được tách thửa từ cơ quan chuyên môn đất đai cấp tỉnh (văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội).

Mỗi quận, huyện tại thành phố Hà Nội lại có những đặc điểm riêng biệt về việc sử dụng đất, quy định riêng biệt về sử dụng đất, xây dựng công trình trên đất nên điều kiện để được tách thửa đất nông nghiệp ở mỗi quận, huyện là khác nhau.

Trường hợp 2: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không tiếp nhận hồ sơ yêu cầu tách thửa đất nông nghiệp và không cho phép người sử dụng đất được thực hiện tách thửa đất nông nghiệp

Việc không tiếp nhận hồ sơ và không cho phép được tách thửa đất nông nghiệp là do Quyết định 20/2017/QĐ-UBND không quy định việc tách thửa đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Do vậy, trong khi chờ đợi Quyết định cụ thể, chi tiết hơn về việc tách thửa các loại đất trong phạm vi thành phố Hà Nội, trong đó có đất nông nghiệp, nếu bạn có nhu cầu tách thửa đất nông nghiệp tại Hà Nội thì bạn nên liên hệ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại nơi có đất để được hướng dẫn hoặc được cung cấp các thông tin cần thiết về việc tách thửa của mình.

Phường Đồng Mai có hay không thông tin đầu tư của tập đoàn Vingroup tại đây ?

29/05/2022

Với sự phát triển như vũ bão của ngành bất động sản, và tập đoàn số 1 của Việt Nam là Vingroup là mũi nhọn. Các vị trí đẹp nhất, những lô đất lớn nhất đều thuộc sở hữu và nằm trong tầm ngắm của ...

Bất động sản Phường Đồng Mai, Chờ dự án triển khai để thăng hoa

29/05/2022

Trước đây, Đồng Mai là một xã thuộc huyện Thanh Oai. Ngày 4 tháng 1 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định 01/2006/NĐ-CP. Theo đó, chuyển toàn bộ diện tích và dân số của xã Đồng Mai về thị xã Hà Đông quản lý. Ngày 27 tháng 12 năm 2006, ...

Hà Nội dành hơn 23.000 tỷ đồng để xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô

21/05/2022

Theo đó, tại kỳ họp này, Hội đồng nhân dân thành phố sẽ xem xét, quyết nghị về chủ trương bố trí, cân đối vốn cho dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội. Cụ thể, thành phố sẽ cam kết nguồn vốn triển khai thực hiện dự án từ ngân sách thành phố giai đoạn 2021 – 2025 là 19.477 tỷ đồng, giai đoạn 2026 – 2030 là 4.047 tỷ đồng. Trong trường hợp tổng mức đầu tư của dự án thành phần tăng theo quyết định của cấp có thẩm quyền dẫn đến tăng phần nguồn vốn ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố sẽ cân đối bố trí đủ nguồn vốn để triển khai, hoàn thành dự án.

Hà Nội dành hơn 23.000 tỷ đồng để xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô
Quang cảnh kỳ họp.

Phát biểu tại kỳ họp, Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định: Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội là dự án quan trọng quốc gia, góp phần mở rộng không gian phát triển cho Thủ đô, kéo giãn mật độ dân cư tại khu vực nội đô, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực hai bên tuyến đường; tăng cường khả năng kết nối, tạo động lực, tác động lan tỏa liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của thành phố, của các tỉnh trong vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Dự án Đường vành đai 4 – Vùng Thủ đô có tổng chiều dài khoảng 112,8km, qua địa phận 3 tỉnh, thành phố: Hà Nội (dài khoảng 58,2km), Hưng Yên (dài khoảng 19,3km), Bắc Ninh (dài khoảng 25,6km) và tuyến nối khoảng 9,7km.

Điểm đầu: Khoảng Km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội); điểm cuối: Khoảng Km40+500 trên đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).

Dự án được chia thành 3 nhóm dự án với 7 dự án thành phần, bao gồm: Nhóm dự án 1 với 3 dự án thành phần thực hiện giải phóng mặt bằng trên địa bàn các tỉnh thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên; nhóm dự án 2 với 3 dự án thành phần đầu tư xây dựng đường song hành triển khai trên địa bàn của các tỉnh thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh; nhóm dự án 3 với 1 dự án thành phần đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư, loại hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao.

Nguồn vốn đầu tư dự kiến khoảng 85.813 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn từ ngân sách TP Hà Nội dự kiến 23.524 tỷ đồng. Cụ thể, giai đoạn 2021-2025: 19.477 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030: 4.047 tỷ đồng…

( Nguồn : báo Quân Đội Nhân Dân )

Quyết định 30/2019/QĐ-UBND Bảng giá đất Thành phố Hà Nội Giai đoạn 2020-2024

07/12/2021

Quyết định 30/2019/QĐ-UBND Bảng giá đất Thành phố Hà Nội Giai đoạn 2020-2024  BẤM VÀO ĐỂ XEM VÀ TẢI VỀ QD302019 Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 12448/TTr-STNMT ngày 30/12/2019, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định ...

Thẩm định dự án đường vành đai 4 – vùng thủ đô do Vingroup đề xuất đầu tư

25/11/2021

Hội đồng thẩm định nhà nước bắt đầu thẩm định dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 4 – vùng thủ đô Hà Nội, tổng mức đầu tư 94.127 tỉ đồng theo phương thức PPP, do Tập đoàn Vingroup đề xuất đầu ...

Duyệt Nhiệm vụ quy hoạch 1/500 Khu Đô thị Sinh Thái Đồng Mai 226ha

16/11/2021

UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định 3433/QĐ-UBND phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết 1/500 Khu vực Đồng Mai với diện tích 226ha. Theo Nhiệm vụ quy hoạch, Khu vực Đồng Mai sẽ thay thế Quy hoạch chi tiết xây dựng ...

Địa ốc Đà Nẵng trong những năm gần đây: Ế ẩm nhà ở xã hội

15/07/2019

Tại các dự nhà ở thương mại, nhà ở xã hội ở TP Đà Nẵng, hàng nghìn căn hộ vẫn đang khó bán bởi hạn chế đối tượng mua, tiếp cận khó, giá bán cao và người mua nhà cũng chưa mặn mà ở chung ...

Cam kết thuê lại BĐS: Bình mới rượu cũ được chăng?

15/07/2019

Từ năm 2014 đến nửa đầu năm 2015, đã nhiều lần thị trường bất ngờ với ‘độc chiêu’ cam kết thuê lại với giá ‘khủng’ của các chủ đầu tư dự án bất động sản (BĐS). Hiện chiêu bán hàng này vẫn được nhiều chủ ...

Hoạt động xây dựng sân bay trên thế giới tăng cao

15/07/2019

Theo Timetric’s Construction Intelligence Centre (CIC), hoạt động xây dựng các sân bay tăng cao ở các khu vực đang phát triển nhanh như châu Á – Thái Bình Dương, Trung Đông và châu Phi. Với tổng vốn đầu tư dự kiến ​dành cho 2 ...

Hotline: 0977.366.615
Zalo: 0977.366.615